THTA Thanh Khê + Sơn Trà 2025


Diện tích (THTA Sơn Trà 2025)

Submit
Points: 10 (p) Time limit: 1.0s Memory limit: 256M Input: stdin Output: stdout

Một khu vườn hình vuông có cạnh là \(n\), bác nông dân chọn mảnh đất hình tam giác để trồng hoa trang trí (mảnh đất được tô màu – vùng D) như hình sau.

Yêu cầu: Cho các số nguyên dương \(n,a,b\), hãy tính diện tích hình tô màu.

Dữ liệu vào:

  • Dòng thứ nhất chứa số nguyên dương \(n\);
  • Dòng thứ hai chứa số nguyên dương \(a\);
  • Dòng thứ hai chứa số nguyên dương \(b\);

Kết quả:

  • In ra diện tích mảnh đất hình tô màu.

Giới hạn:

  • \(1 a, b \le n \le 10^{15}\)

Ví dụ

Test 1

Input
100
10
10
Output
950

Trang sách (THTA Sơn Trà 2025)

Submit
Points: 10 (p) Time limit: 1.0s Memory limit: 256M Input: stdin Output: stdout

Một quyển sách có rất nhiều trang. Quyển sách này khá đặc biệt là mỗi trang đều có số dòng là \(K\).
Cho số \(N\) là số thứ tự của một dòng trong cuốn quyển sách đó tính đếm từ trang số 1.
Yêu cầu: In ra hai số \(X\)\(Y\) trong đó \(X\) là số thứ tự của trang chứa dòng \(N\)\(Y\) là thứ tự của dòng \(N\) trong trang \(X\).

Dữ liệu vào

Gồm 2 dòng

  • Dòng 1: số nguyên dương \(K\).
  • Dòng 2: số nguyên dương \(N\).

Kết quả

In ra hai số \(X, Y\) trên cùng một dòng, cách nhau một phím cách.

Giới hạn:

  • \(1 \le k \le N \le 10^{15}\)

Ví dụ

Test 1

Input
3
10
Output
4 1
Note

Mỗi trang 3 dòng, 3 trang là 9 dòng vậy dòng thứ 10 nằm dòng đầu tiên của trang thứ 4


Hái táo (THTA Sơn Trà 2025)

Submit
Points: 10 (p) Time limit: 1.0s Memory limit: 256M Input: stdin Output: stdout

Thiên Hương là một cô gái xinh đẹp, cô ấy đang chăm sóc 1 vườn táo và cuối cùng cũng đã đến ngày thu hoạch. Vườn táo của Thiên Hương là một hình chữ nhật \(M \times N\) gồm \(M \times N\) ô đất hình vuông cạnh \(1 \times 1\). Ở mỗi đỉnh của hình vuông có 1 cây táo và Thiên Hương quyết định sẽ đi thu hoạch táo như sau để tiết kiệm sức lực nhất:
Thiên Hương sẽ xuất phát ở đỉnh A là một trong 4 đỉnh của mảnh vườn và đi dọc theo các cạnh của các ô đất hình vuông để thu hoạch táo trên cây ở mỗi đỉnh. Để tiết kiệm sức lực nhất, Thiên Hương muốn số lần mình phải rẽ là ít nhất (ưu tiên đi thẳng) và chỉ đi qua các cây đúng một lần và cuối cùng quay về đỉnh xuất phát A.
Nhưng Thiên Hương rất lo lắng không biết cách của mình có thu hoạch được hết táo hay không và nếu được mình phải rẽ bao nhiêu lần. Các bạn hãy giúp Thiên Hương trả lời thắc mắc đó nhé!

Dữ liệu vào

gồm 2 dòng

  • Dòng 1: số nguyên dương \(M\).
  • Dòng 2: số nguyên dương \(N\).

Giới hạn: \(1≤ M, N≤10^{15}\).

Kết quả

  • In ra NO nếu Thiên Hương không thể thu hoạch được hết táo.
  • In ra YES \(k\) với \(k\) là số lần phải rẽ nếu Thiên Hương có thể thu hoạch
    được hết táo.

Ví dụ

Test 1

Input
2 
3
Output
YES 7
Note

Test 2

Input
2 
2
Output
NO
Note

Không có cách nào quay lại đỉnh A khi mỗi cây qua 1 lần


Số tròn (THTA Sơn Trà 2025)

Submit
Points: 10 (p) Time limit: 1.0s Memory limit: 256M Input: stdin Output: stdout

Định nghĩa: Một số tự nhiên \(A\) được gọi là số tròn khi và chỉ khi Tổng của \(A\) với tổng các chữ số của \(A\) chia hết cho 10.
Ví dụ:

  • \(24\) là số tròn vì \(24 + 2 + 4 = 30\) là một số chia hết cho \(10\).
  • \(114\) là số tròn vì \(114 + 1 + 1 + 4 = 120\) là một số chia hết cho \(10\).

Yêu cầu: Cho số nguyên dương \(N\). Hãy tìm số tròn thứ \(N\).
Dữ liệu vào: số nguyên dương \(N\ (1 \le N \le 10^{15})\).
Kết quả: in ra số tròn thứ \(N\).

Ví dụ

Test 1

Input
3

Output
24 
Note

Các số tròn đầu tiên: \(0; 5; \textbf{\underline{24}}; 29; 43; 48; 62; …\)


Robot thất lạc (THTA Thanh Khê 2025)

Submit
Points: 10 Time limit: 1.0s Memory limit: 256M Input: stdin Output: stdout

Trong giờ học STEM về lắp ghép robot, mỗi học sinh trong lớp được nhận một robot có số hiệu duy nhất từ 1 đến \(n\) để tham gia vào dự án. Các học sinh sẽ sử dụng số hiệu này để nhận biết robot của mình và thực hiện các nhiệm vụ lắp ghép. Tuy nhiên, khi kiểm tra danh sách, thầy giáo phát hiện ra rằng số hiệu robot của học sinh tên Nam bị thiếu.
Yêu cầu: Hãy giúp thầy giáo tìm ra số hiệu robot còn thiếu của Nam để bạn ấy có thể tham gia vào hoạt động cùng các bạn.

Input:

  • Dòng đầu ghi số nguyên dương \(n\ (2 \le n \le 1000000)\)
  • Dòng thứ hai chứa \(n – 1\) số nguyên, mỗi số nhập vào là số hiệu robot đang có, số là duy nhất và thuộc đoạn từ 1 đến \(n\).

Output

  • Một số nguyên duy nhất là số hiệu robot bị thiếu của Nam.

Test 1

Input
6 
2 4 6 3 1
Output
5
Note

Bộ Robot có 6 robot, tuy nhiên hiện tại chỉ có 5 robot 2, 4, 6, 3, 1
=> Robot bị thiếu của Nam là số 5


Ăn khế trả vàng (THTA Thanh Khê 2025)

Submit
Points: 10 Time limit: 1.0s Memory limit: 256M Input: stdin Output: stdout

Trong câu chuyện "Ăn khế trả vàng", người em sau khi giúp đỡ chim thần đã nhận được một chiếc túi thần kỳ có thể chứa được trọng lượng tối đa là \(K\) kg. Chim thần dẫn người em đến một hòn đảo nhỏ, nơi có một cây khế vàng. Trên cây khế vàng có 3 quả khế, mỗi quả có trọng lượng lần lượt là \(a, b\)\(c\) kg. Người em muốn hái những quả khế vàng này để cuộc sống thoát khỏi cơ cực, nhưng với bản tính thật thà nên người em chỉ lấy số vàng tối đa nhưng không vượt quá trọng lượng của chiếc túi thần kỳ là \(K\) kg.
Yêu cầu: Hãy giúp người em xác định trọng lượng vàng tối đa mà anh ấy có thể mang về từ cây khế vàng, sao cho tổng trọng lượng không vượt quá \(K\) kg.

Input

  • Dòng đầu là số nguyên \(K\ (0 < K \le 1000000)\) - trọng lượng tối đa mà túi thần kỳ có thể chứa.
  • Dòng tiếp theo gồm 3 số nguyên \(a, b, c (0 < a, b, c \le 1000000)\) lần lượt là trọng lượng của 3 quả khế.

Output

  • Một số nguyên duy nhất là trọng lượng tối đa người em có thể lấy được.

Test 1

Input
10
5 3 7
Output
10
Note

Người em sẽ lấy quả thứ 2 và thứ 3 là: \(3 + 7 = 10\)

Test 2

Input
10
12 14 13
Output
0
Note

Cả 3 quả đều có trọng lượng vượt quá chiếc túi thần kỳ nên người em không lấy được quả nào, kết quả là 0.


Đếm kí tự (THTA Thanh Khê 2025)

Submit
Points: 10 Time limit: 1.0s Memory limit: 256M Input: stdin Output: stdout

Sau giờ học tiếng Anh, cô giáo đưa ra một trò chơi thú vị để giúp các bạn học sinh thư giãn. Cô viết lên bảng một dãy ký tự các chữ cái tiếng Anh gồm chữ in hoa, in thường và các chữ số. Nhiệm vụ của các bạn học sinh là:

  1. Đếm xem có bao nhiêu ký tự khác nhau trong dãy ký tự đó.
  2. Đếm xem mỗi ký tự xuất hiện bao nhiêu lần.

Yêu cầu: Hãy giúp các bạn giải quyết bài toán này nhé!

Input:

  • Xâu kí tự \(S\) (có độ dài không quá 1000 kí tự, chỉ gồm các chữ cái tiếng Anh gồm chữ in hoa, in thường và các chữ số)

Output

  • Dòng đầu ghi số kí tự khác nhau
  • Các dòng tiếp theo, mỗi dòng ghi một kí tự xuất hiện trong xâu \(S\) và số lần xuất hiện của nó.
    Lưu ý: Các kí tự đưa ra theo thứ tự chữ cái in hoa, in thường, chữ số. Các chữ cái, chữ số đưa ra theo thứ tự từ điển.

Test 1

Input
zCdB1A9B1BdC        
Output
7
A 1
B 3
C 2
d 2
z 1
1 2
9 1